Phân biệt NVOCC và Freight Forwarder

13 tháng 3, 2024 bởi
Sun North V.N
| Chưa có bình luận

Tiếp nối blog trước về hãng tàu và NVOCC, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm một nhân tố quan trọng trong ngành logistics - các công ty giao nhận vận chuyển (Freight Forwarder) và phân biệt điểm khác nhau giữa NVOCC và Forwarder.

Trước hết, về khái nệm Forwarder là các công ty đứng ra cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa cả nội địa và quốc tế, là đơn vị trung gian làm cầu nối giữa chủ hàng và bên vận chuyển.

Trong khi đó NVOCC "Non-Vessel Operating Common Carrier" là một loại doanh nghiệp vận tải biển, hoạt động như một hãng tàu, tuy nhiên không sở hữu hoặc vận hành tàu.

Đều là những  công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải và logistics nhưng từ khái niệm ta có thể thấy điểm khác biệt đầu tiên giữ NVOCC và Forwarder chính là phạm vi dịch vụ. NVOCC tập trung vào việc vận chuyển hàng hóa đường biển, trong khi Freight Forwarder cung cấp các dịch vụ vận chuyển đa phương thức, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển. Với vận chuyển đường biển NVOCC thường chỉ đảm nhận việc đặt chỗ, vận hành và quản lý các lô hàng hóa trên tàu, trong khi Freight Forwarder có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác liên quan đến vận chuyển hàng hóa, bao gồm đóng gói, lưu kho, bảo hiểm, thủ tục hải quan, v.v.

Về sở hữu tài sản, NVOCC và Forwarder đều không sở hữu tàu, và thường cũng không cả những phương tiện vận chuyển khác như máy bay, xe tải, đầu kéo … Tuy nhiên, NVOCC có thể sở hữu hoặc đi thuê container để phục vụ khách hàng của mình, trong khi Freight Forwarder thì hoàn toàn không sở hữu hay khai thác container. Quy mô của các NVOCC cũng thường lớn hơn nhiều so với các Forwarder và có nhiều chi nhánh toàn cầu và cần có hệ thống phần mềm quản lý chuyên nghiệp. Thậm chí một số NVOCC lớn còn thiết lập các tính năng trên website của họ cho phép khách hàng theo dõi các lô hàng.

Về phạm vi trách nhiệm, NVOCC có thể được xem như một hãng tàu “ảo”, vì họ tuy không sở hữu tàu nhưng vẫn chịu trách nhiệm trước chủ hàng như một hãng tàu đối với các sự cố trong quá trình vận chuyển. Còn Forwarder là đơn vị dịch vụ trung gian, không chịu trách nhiệm như hãng tàu mà khi xảy ra sự cố chỉ làm cầu nối hỗ trợ chủ hàng yêu cầu quyền lợi từ phía hãng tàu.

Ngoài ra, tại Mỹ, theo quy định của  Ủy ban Hàng hải liên bang (FMC) để có thể phát hành vận đơn cho hàng hóa xuất nhập khẩu vào thị trường này, các công ty vận tải phải có chứng chỉ do FMC cấp (chứng chỉ này thường được gọi là FMC license). Vì vậy, các công ty vận chuyển có FMC license mới có đủ điều kiện để kí hợp đồng mua chỗ với hãng tàu cho tuyến thương mại đến hoặc đi từ Mỹ. Theo đó tại riêng thị trường này, các công ty vận chuyển có chứng chỉ của FMC đều được coi là NVOCC dù có thể họ chưa đáp ứng được đầy đủ các điều kiện khác theo định nghĩa chung.


nguồn tham khảo: https://www2.fmc.gov/oti/NVOCC.aspx

SUN VN tự hào là một trong số ít các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam sở hữu chứng chỉ FMC và có hợp đồng tuyến Mỹ - Canada với nhiều hãng tàu lớn như ONE, YML, COSCO, HMM, MSC, ZIM, OOCL, WHL… Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng những phương án tốt nhất cho hàng hóa xuất nhập khẩu tới/từ Mỹ - Canada. Hãy liên lạc với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn phương án vận chuyển cho tuyến thương mại này nhé.

Sun North V.N 13 tháng 3, 2024
Chia sẻ bài này
Thẻ
Blog của chúng tôi
Lưu trữ
Đăng nhập để viết bình luận