Một công ty giao nhận vận tải châu Âu đã cáo buộc các hãng tàu tạo ra “nhu cầu ảo” bởi các lịch tàu trống và thổi phồng về cuộc khủng hoảng container rỗng sắp tới.
Forwarder giấu tên tuyên bố rằng các hãng vận tải đang thảo luận về thị trường trước Tết Nguyên đán với hy vọng rằng họ có thể duy trì hoặc tăng giá cước sau kỳ nghỉ lễ này vào nửa cuối tháng Hai.
Forwarder này rằng: “Tết Nguyên đán bắt đầu vào tuần này vì tất cả hàng hóa cần được xuất khẩu đi trước kì nghỉ Tết phải được book chỗ từ bây giờ. Các hãng đang tạo ra nhu cầuc ảo, nhưng họ đang dần gỡ bỏ vì thực tế thị trường không hề có nhu cầu .”
Theo forwarder này, nhu cầu thực tế đang giảm đáng kể trong khi chi phí tăng lên, nhưng họ cho biết con số về chi phí thấp hơn nhiều so với các hãng tàu đang tuyên bố. Một tàu 20.000 TEU chuyển hướng đi qua mũi Hảo Vọng sẽ làm tăng chi phí thêm 1 triệu USD/chuyến, tức là chỉ thêm 50 USD/TEU/ngày, hoặc 700 USD cho toàn bộ 14 ngày vận chuyển.
Nhưng ngay cả khi chi phí chỉ tăng ở mức tối thiểu, các hãng tàu đang thu phí khoảng 5,000 USD/FEU cho các chuyến từ châu Á đến các cảng Bắc Âu.
Giá cước tăng cao hơn nhiều so với chi phí do tình trạng bất ổn bao trùm thị trường sau các cuộc tấn công ở Biển Đỏ trong suốt tháng 11 và tháng 12 vừa qua, nhưng công ty tư vấn vận chuyển Drewry mong đợi sự bất ổn này sẽ giảm bớt khi các chuyến tàu thay đổi tuyến vận chuyển đi qua Mũi Hảo Vọng đầu tiên bắt đầu cập cảng Châu Âu.
Simon Heaney, một nhà phân tích tại Drewry, nhận xét: “Dự báo việc book tàu vào tháng 2 sẽ ít gặp vấn đề hơn… Có một vài lo ngại về những việc sắp diễn ra, tuy nhiên việc vận chuyển các container hàng trở lại châu Á dễ dàng hơn và các nhà sản xuất Trung Quốc đang tăng cường sản xuất nên tình trạng thiếu hụt hàng hóa sẽ được xoa dịu.”
Trong khi đó, công ty tư vấn Hồng Kông Linerlytica tin rằng là mức tăng cước đã “đạt đỉnh” với các hãng tàu hiện nay sẽ trong thời kì nhàn rỗi sau Tết Nguyên đán.
Heaney nhấn mạnh rằng: “Sau 8 phiên tăng hàng tuần liên tiếp từ cuối tháng 11 đã nâng SCFI [Chỉ số hàng hóa container Thượng Hải] lên 126%, mức tăng hàng tuần đã chậm lại”.
Tuy nhiên, nhà tư vấn này vẫn tuyên bố “Giá cước vận chuyển sau kì nghỉ Tết Nguyên đán dự kiến vẫn sẽ giữ được ở mức giá đã đạt được gần đây do tình trạng thiếu hụt công suất tàu và vỏ container vẫn còn tiếp diễn”.
Rõ ràng, có sự khác biệt về quan điểm trong cộng đồng nhà phân tích, nhưng điều đó không có gì đáng ngạc nhiên khi nhận được các chỉ số không thống nhất, với China Containerized Freight Index (CCFI) cho biết giá cước spot từ Thượng Hải đến châu Âu đã giảm 2,4% trong tuần qua.
Dù sao thì những dự đoán về mức cước 12.000 USD/FEU mà một số nhà quan sát trong ngành mong đợi trong vài tuần qua dường như vẫn sai lệch ở thời điểm hiện tại trừ khi thị trường phải chịu một cú sốc khác.
Heaney tin rằng tầm nhìn bị giảm sút do việc chuyển hướng vận chuyển qua mũi Hảo Vọng ngày càng gia tăng cùng với việc một số hãng tàu tắt thiết bị AIS, nhưng theo Linerlytica, có các tàu mới đến mỗi tuần, 36 tàu trong 10 ngày qua, và điều này sẽ giúp giải quyết năng lực vận chuyển hạn chế cho những chuyến đi dài hơn.
Tuy nhiên, Heaney cho biết tình hình vẫn còn chưa rõ ràng, thêm vào đó “các khoản phụ phí mới liên quan đến cuộc khủng hoảng Suez đã nhanh chóng xuất hiện dưới các danh mục khác nhau, bao gồm Phụ phí gián đoạn vận chuyển, Phụ phí hoạt động khẩn cấp và Phụ phí điều chỉnh đột xuất - đây chỉ là 3 trong số các phí đó”
Ông cũng chỉ ra rằng “Đó là một thực trạng khó hiểu với người gửi hàng, không được hỗ trợ bởi sự thiếu hướng dẫn về cách bắt nguồn của các con số.
Công ty giao nhận cho rằng các hãng tàu đang tạo ra “nhu cầu ảo”